Thành Cổ Loa - Tòa thành cổ lớn nhất Việt Nam
Thành Cổ Loa - Tòa thành cổ lớn nhất Việt Nam

Thành Cổ Loa - Tòa thành cổ lớn nhất Việt Nam

Theo dõi Miti trên
MiTi
Th 5 02/03/2023 9 phút đọc
Nội dung bài viết

Được mệnh danh là tòa thành có niên đại cổ nhất ở Việt Nam, Thành Cổ Loa chính là địa điểm lịch sử mà bạn cần đến tham quan tại Hà Nội. Nơi đây chính là địa điểm gắn liền với nhiều truyền thuyết kỳ thú của dân tộc nước Việt. Cùng tìm hiểu tất tần tật về Thành Cổ Loa qua bài viết của Miti nhé!

Vị trí của Thành Cổ Loa

Thời Âu Lạc, Thành Cổ Loa được tọa lạc ở vị trí đỉnh của tam giác Châu thổ Sông Hồng. Nơi đây được coi là địa điểm để giao lưu quan trọng của đường thủy và đường bộ dùng để kiểm soát các vùng đồng bằng và cả vùng sơn địa. Nơi đây thuộc khu đất đồi và vô cùng cao ráo ở vùng tả ngạn sông Hồng. Trải qua nhiều thế kỷ được phù sa bồi đắp nên trở thành một con lạch nhỏ, nhưng xưa kia sông Hoàng là một nhánh lớn quan trọng của sông Hồng, nối liền sông Hồng với sông Cầu, con sông lớn nhất trong hệ thống sông Thái Bình.

Vị trí của Thành Cổ Loa

Cổ Loa được biết đến là nơi có vị trí địa lý vô cùng thuận lợi, nối liền mạng lưới đường thủy của sông Hồng cùng với mạng lưới đường thủy của sông Thái Bình và có khả năng chi phối toàn bộ hệ thống đường thủy tại Bắc Bộ Việt Nam. Khi qua sông Hoàng thì thuyền bè có thể tỏa đi được khắp nơi và có thể thâm nhập vào vùng Tây Bắc, Bắc của Bắc Bộ, ra sông Hồng,...

Ý nghĩa lịch sử của Thành Cổ Loa

Dưới thời Âu Lạc nơi đây có vị trí đắc địa nên đây chính là đầu mối vô cùng quan trọng của đường bộ và đường thủy. Không những vậy, nơi đây còn là nơi đã chứng kiến giai đoạn phát triển mới của cư dân Việt Cổ. Thế nên, nơi đây đã chính là nơi được chọn làm kinh đô của đất nước Âu Lạc từ thế kỷ III TCN và nhà nước của vua Ngô Quyền thế kỷ X sau Công nguyên.

Chưa dừng lại ở đó, nơi đây còn là địa điểm lưu giữ hàng loạt các di chỉ khảo cổ. Đây chính là nhân chứng cổ phản ánh được quá trình phát triển liên tục của dân tộc của đất nước Việt Nam qua các thời kỳ.

Cho đến địa điểm hiện tại Thành Cổ Loa đã được công nhận là một trong 21 khu du lịch Quốc gia.

Thành Cổ Loa mang nhiều ý nghĩa lịch sử

Con người đến với Cổ Loa qua dấu vết Khảo cổ học

Những người đầu tiên được môi trường - cảnh quan tiền Cổ Loa hấp dẫn đến khai phá và làm chủ nơi này là nhóm cư dân đã để lại dấu tích ở Di chỉ Đồng Vông. Vậy những người đầu tiên có mặt ở Cổ Loa - Đồng Vông, từ đâu tới? Nghiên cứu Khảo cổ học về Đồng Vông cho biết, trước hết, đây “là một di chỉ thuộc nhóm di tích giai đoạn Phùng Nguyên” (4000 - 3500 năm trước Công nguyên), hoặc là Phùng Nguyên muộn. Cố GS Trần Quốc Vượng cho biết: “Cả một cụm di chỉ phần nhiều là Phùng Nguyên muộn, đầu thời đại đồng thau - đã phát hiện dọc đôi bờ Ngũ Huyện Khê, cũng như ở nhánh Tiêu Tương phía hạ lưu của nó, ở khu vực Cổ Loa. Đó là Đồng Vông, là Xuân Kiều, xa hơn chút nữa là chân núi Tiên Sơn và vùng đồi Lim, cho đến tận Võ Cường, mé ngoài thị xã Bắc Ninh, trên sườn đồi giáp mé sông của những làng quan họ sau này”. 

Các dấu vết khảo cổ học của con người được tìm hiểu

Khai phá đầu tiên khu vực Cổ Loa từ nửa đầu thiên niên kỷ thứ II trước Công nguyên, những người ở Đồng Vông ngày xưa, trong khi mở rộng sự phát triển của văn hoá Khảo cổ học Phùng Nguyên, về phương diện lịch sử đã tham gia tích cực vào việc khởi phát thời kỳ tiền Hùng Vương. Điều này cũng có nghĩa Cổ Loa, với sự xuất hiện những cư dân đầu tiên ở Đồng Vông, đã khởi động lịch sử của mình, kèm theo ý nghĩa là một địa vực sớm được khai phá, ngay từ buổi đầu thời đại Hùng Vương.

Liền sau nhóm cư dân Đồng Vông là hai nhóm cư dân đến sinh sống ở Cổ Loa. Người xưa đã lưu dấu tích lại ở hai di chỉ Xuân Kiều và Tiên Hội. Sự phát triển liên tục ấy, chính thức đến giai đoạn quan trọng nhất: giai đoạn Văn hoá Gò Mun - Đông Sơn trên đất Cổ Loa. Hai di chỉ khảo cổ học tiêu biểu cho giai đoạn này đã được phát hiện ở đây là Đình Tràng (Chàng) và Đường Mây. Sự “hội tụ văn hoá” ở Cổ Loa vậy là đã thấy rõ vào thời gian phát triển cuối cùng của Di chỉ Đình Chàng. Có nghĩa là: khi ấy, họ chứng kiến hoặc tham gia vào việc chuyển Cổ Loa từ thời tiền Cổ Loa sang thời Cổ Loa đích thực - Cổ Loa thời An Dương Vương.

Kiến trúc của Thành Cổ Loa

Thành Cổ Loa được xây dựng theo kết cấu kiểu vòng ốc. Tương truyền có tới 9 vòng thành xoáy trôn ốc, nhưng trải qua những năm tháng khai quật thì chỉ còn có 3 vòng và được chia thành 3 khu vực chính như sau:

- Thành ngoại: Sử dụng phương pháp đào đất đến đâu thì khoét hào tới đó. Đắp thành, xây lũy liền kề với chu vi khoảng 8km. Chiều cao của các lũy thành trung bình từ 4-5m. Thế nhưng cũng có một vài lũy thành cũng được xây dựng đặc biệt hơn với độ cao từ 8-12m.

- Thành trung: Xây dựng dựa trên kết cấu như thành ngoại nhưng lại có diện tích hẹp và kiên cố hơn với chu vi khoảng 6.5km.

- Thành nội: Đây chính là địa điểm của vua và các quan triều đình họp nên có phần chu vi nhỏ chỉ khoảng 1.65km. Hiện nay, nơi đây được nhân dân xây dựng đền thờ vua An Dương Vương, công chúa Mỵ Châu và là nơi quy tụ những công trình kiến trúc lịch sử nổi tiếng.

Kiến trúc nổi bật của Thành Cổ Loa

Các địa điểm khi tham quan thành Cổ Loa

Khi đến Thành Cổ Loa đừng quên ghé thăm những địa điểm dưới đây nhé!

Đền thờ An Dương Vương - Đền Thượng

Ngôi đền được xây dựng trong thời vua Lê trong những năm 1687 và được trùng tu năm 1893. Nơi đây nằm ở vị trí với gò đất hình đầu rồng, được bao bọc hai bên bởi hai cánh rừng, phía bên dưới còn có hai hố tròn gọi là mắt rồng. Khi quan sát ở nơi đây bạn sẽ thấy được một hồ nước vô cùng lớn được nằm phía trước của đền. Trong hồ có Giếng Trọng Thủy chính là nơi Trọng Thủy đã tự gieo mình tự vẫn trong đúng truyền thuyết.

Bên trong ngôi đền bạn sẽ được chiêm ngưỡng những di vật lịch sử nổi tiếng như tượng An Dương Vương, hai con ngựa hồng, các món đồ bằng sứ, gỗ, đồng, vải.

Đền thờ An Dương Vương

Ngự triều di quy - đình Cổ Loa

Vốn là ngôi đình cổ được chuyển từ nơi khác đến và được xây dựng trong những năm cuối của thế kỷ XVIII. Kiến trúc của ngôi đền chính là mái đình cong vút, trên cột đình thì có đôi câu đối do chính thủ lĩnh Cần Vương Tôn Thất Thuyết từng đã nói về Thành Cổ Loa.

Nơi đây được trưng bày nhiều di tích khảo cổ niên đại hàng nghìn năm và sở hữu giá trị lịch sử quý giá. 

Đình Cổ Loa cũng là địa điểm mà bạn nên đến trải nghiệm

Am Bà Chúa - Mộ Mị Châu

Nằm ở bên trái đình Cổ Loa là Am Bà Chúa và là nơi thờ công chúa Mị Châu. Cạnh am là cây đa nghìn năm tuổi tỏa bóng mát xum xuê như dang tay che chở, bảo vệ am nhỏ. Bên trong am có một bức tượng gọi là tượng công chúa Mỵ Châu. Đây vốn là một hòn đá tự nhiên có hình dáng người cụt đầu.Tương truyền rằng sau khi chết Mị Châu hóa thành hòn đá to trôi dạt về bãi Đường Cấm, phía Đông thành Cổ Loa. Người dân trong thành thấy vậy bèn bảo nhau đem võng ra cáng về. Tuy nhiên đến gốc đa thì đứt võng, hòn đá rơi xuống, mọi người bảo nhau lập am thờ ngay tại vị trí ấy.

 

Am Bà Chúa

Đền thờ Cao Lỗ - Nơi thờ cúng của vị tướng tài ba

Nằm cách không xa đền thờ An Dương Vương là đền thờ Cao Lỗ. Dưới thời Thục Phán An Dương Vương, ông là một vị tướng tài ba, người đã chế tạo ra nỏ Liên Châu, loại nỏ bắn được nhiều mũi tên cùng lúc. Ông cũng là người có công lớn trong việc chỉ huy cho xây dựng thành Cổ Loa.

Đền thờ Cao Lỗ được nhiều người đến để tỏ lòng biết ơn

Kinh nghiệm tham quan Thành Cổ Loa

- Lựa chọn trang phục lịch sự, không nên mặc đồ quá ngắn hoặc hở hang.

- Tránh nói to, gây ồn ào, ảnh hưởng đến các du khách khác và sự thanh lịch và bình yên của khu di tích.

- Không sờ mó, nghịch ngợm lung tung vào các hiện vật lịch sử hay được trưng bày.

Kinh nghiệm tham quan Thành Cổ Loa

Hy vọng với bài viết về Thành Cổ Loa - Tòa thành cổ lớn nhất Việt Nam mà chúng tôi vừa gửi đến, các bạn đã có thêm nhiều thông tin hữu ích dành cho mình. Miti chúc bạn có thêm những giây phút tuyệt vời khi trải nghiệm nơi đây.

Mời bạn đọc xem thêm nhiều bài viết hay trong chuyên mục: Tin Tức - Kinh Nghiệm - Địa Điểm - Du Lịch - Cập Nhật 2023

 

Viết bình luận của bạn
Nghỉ Lễ 2/9 Nên Đi Đâu

Nghỉ Lễ 2/9 Nên Đi Đâu "Chữa Lành"? Gợi Ý Điểm Đến Lý Tưởng Cho Chuyến Du Lịch Của Bạn

Th 6 30/08/2024 3 phút đọc

Nghỉ lễ 2/9 là dịp tuyệt vời để bạn tạm gác lại những bộn bề của cuộc sống và dành thời gian thư giãn bên gia... Đọc tiếp

Xách balo lên và đi du ngoạn những địa danh nổi tiếng in trên tờ tiền polymer Việt Nam

Xách balo lên và đi du ngoạn những địa danh nổi tiếng in trên tờ tiền polymer Việt Nam

Th 7 25/05/2024 9 phút đọc

Đồng tiền Việt Nam không chỉ có mục đích mua bán, trao đổi hàng hóa, mà còn mang trong mình những biểu tượng văn hóa, lịch... Đọc tiếp

Những Điểm Đến Lý Tưởng Để Thư Giãn Và Giải Tỏa Căng Thẳng Sau Kỳ Thi

Những Điểm Đến Lý Tưởng Để Thư Giãn Và Giải Tỏa Căng Thẳng Sau Kỳ Thi

Th 2 06/05/2024 6 phút đọc

Mùa hè là thời điểm rất thích hợp để các gia đình thưởng cho bản thân một chuyến đi thư giãn, giải tỏa căng thẳng sau... Đọc tiếp

Top 5 Thành Phố Du Lịch Biển Tại Việt Nam Không Thể Bỏ Lỡ Trong Kỳ Nghỉ Lễ 30/4 - 1/5

Top 5 Thành Phố Du Lịch Biển Tại Việt Nam Không Thể Bỏ Lỡ Trong Kỳ Nghỉ Lễ 30/4 - 1/5

Th 5 25/04/2024 8 phút đọc

Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 sắp tới không chỉ là dịp nghỉ lễ dài ngày đầu tiên trước khi bắt đầu mùa cao điểm du... Đọc tiếp

Nội dung bài viết