Giặt khô là gì? Quy trình giặt khô như thế nào?
Nội dung bài viết
Việc giặt khô rất phù hợp trong thời tiết Việt Nam nồm ẩm vào mùa đông. Vậy nên, hãy tham khảo bài viết sau đây để hiểu về giặt khô là gì cũng như quy trình giặt khô ra sao?
Giặt khô là gì? Có sạch được không?
Giặt khô là phương pháp giặt mới được tiến hành qua việc sử dụng dung môi để có thể làm dung dịch giặt khô. Người ta thường dùng dung môi - đây là một loại hóa chất chuyên dụng để có thể giặt khô thay vì sử dụng dung dịch hòa tan bởi nước và xà phòng như máy giặt bình thường khác.
Giặt khô sẽ giúp giặt sạch quần áo mà không bị phai màu cũng như những hiện tượng như bị nhăn đồng thời cũng giúp giữ màu quần áo được lâu và bền hơn. Đặc biệt, giặt khô vô cùng phù hợp khi giặt các loại quần áo được làm từ chất liệu đặc thù như da, quần áo vest, nhung hay lụa.
(Giặt khô là phương pháp giặt nhanh chóng, tiện lợi nhất hiện nay)
Một ưu điểm của phương pháp giặt khô chính là không cần sử dụng xà bông và nước như máy giặt bình thường khác, điều này có thể tiết kiệm được chi phí. Việc giặt này vẫn đảm bảo cho quần áo luôn sạch sẽ và có thể khô ngay, bạn cũng có thể mặc luôn mà không cần phơi. Vậy giặt khô có sạch được không?
Tại sao cần phải giặt khô?
Vải nhạy cảm với nước
Một số loại quần áo được làm từ loại vải sẽ vô cùng nhạy cảm khi giặt với nước nhưng không có nghĩa là chúng không chịu được điều kiện giặt như thông thường khi sử dụng máy giặt. Các chất liệu bằng da, vest nên giặt khô hoặc giặt tay nhẹ nhàng với loại hóa chất đặc biệt không chứa các loại chất tẩy.
Trong khi đó, một số loại quần áo có quá trình nhuộm trước khi thành sản phẩm sẽ rất dễ bị phai màu trong nước và sẽ gây bám lên những bề mặt của các loại vải sáng màu hơn. Tuy nhiên, những chất nhuộm này lại khá bền khi ở trong điều kiện giặt dung môi giặt khô và cũng vô cùng bền màu.
Giặt khô giúp chất lượng quần áo tốt hơn
Giặt khô giúp cho quần áo được giữ nguyên hình dạng ban đầu của chất liệu vải như ban đầu, giúp cho quần áo được sử dụng lâu hơn. Một mẹo giúp cho các loại quần áo mới có thể tạo kiểu dáng, giữ đúng nếp và độ cứng chính là người ta sẽ thường phủ một lớp “hồ” được làm vô cùng đặc biệt.
Tuy nhiên khi nước trong nước, những lớp “hồ” này lại thường bị hòa tan điều này làm mất đi kiểu dáng ban đầu của quần áo và theo đó dần dần sẽ làm mất đi form dáng quần áo ban đầu. Khi giặt khô, điều này sẽ không bao giờ xảy ra và giúp cho việc bảo quản quần áo như ban đầu và đặc biệt giữ bền màu sắc của quần áo được lâu hơn.
Giặt thường dễ khiến vải ro rút lại
Một số các chất liệu chứa các sợi vải được làm từ lông nhân tạo hoặc sợi gốc động vật như len, hay tơ tằm,...do vậy, tùy vào cấu trúc sợi vải của quần áo nên khi giặt trong nước sẽ dễ dẫn đến bị co, rút hoặc giãn vải trong lúc giặt.
Với những loại chất liệu như này nhất thiết cần phải giặt khô hoặc cần phải được giặt tay một cách nhẹ nhàng với những loại hóa chất đặc biệt không chứa natri và các loại chất tẩy an toàn, phù hợp để tránh được tình trạng quần áo bị hư hại, nhanh hỏng, phai màu.
(Giặt thường bằng nước sẽ thường khiến cho vải của quần áo bị co rút lại)
Trách làm bạc màu quần áo
Việc sử dụng các loại quần áo có chứa chất nhuộm gốc nước sẽ rất dễ bị phai trong nước và gây lên tình trạng bám màu lên những bề mặt vải có màu sáng và dễ gây nên những vết loang trên áo. Tuy nhiên, những chất nhuộm này lại khá bền khi giặt trong dung môi của giặt khô và điều này giúp quần áo giặt khô ít bị bạc.
Những loại vải nên giặt khô
Len: Vải len cũng có độ bền giống như vải lụa, với điều kiện nếu như bạn không nhúng vào nước, điều này có thể khiến vải bị co rút. Vì vậy, giặt khô giúp bạn tránh được tình trạng quần áo dúm dó và giúp quần áo len của bạn bền lâu.
Da: Có nguồn gốc từ da động vật như cừu, da bò và da dê. Da lộn có giá thành đắt tiền nhưng rất rất khó bảo dưỡng. Loại da này vô cùng nhạy cảm với ánh sáng, độ ẩm và cả chất tẩy rửa. Với phương pháp giặt khô và không sử dụng hóa chất trong quá trình giặt sẽ đảm bảo cho quần áo da lộn của bạn được bảo dưỡng đúng cách.
Tơ tằm hoặc lụa: Đây là loại vải có sợi tự nhiên với tỷ lệ thuốc nhuộm là hoàn toàn. Vì thế, với loại vải này, giặt bằng xà phòng và nước không chỉ khiến áo bị mất màu một cách nhanh chóng mà còn làm vải bị co lại. Giặt khô không chỉ làm sạch mà còn đảm bảo rằng màu sắc của nó vẫn được giữ nguyên vẹn, không hư hại.
Tơ nhân tạo: Tơ nhân tạo là loại được làm từ sợi xenlulo tinh khiết kết hợp với thuốc nhuộm, vậy nên nó có thể bị mất màu, phai màu khi giặt trong nước ấm. Điều này, sẽ khiến quần áo bị co lại và mất hình dạng ban đầu. Mặc dù có thể giặt tay bằng nước lạnh cùng với nước giặt nhẹ nhàng, nhưng giặt khô lại là lựa chọn an toàn nhất.
Vải bông chéo: Vải bông chéo là loại vải được sử dụng trong việc sản xuất các mặt hàng quần áo jeans và được nhiều người tiêu dùng yêu thích vì tính trẻ trung, năng động, nhưng loại vải này lại không thể được cho vào máy sấy.
(Một số loại quần áo sẽ cần phải giặt khô để được an toàn và bền đẹp hơn)
Quy trình giặt khô tại nhà vô cùng đơn giản
Bước 1: Phân loại quần áo và xử lý những vết bẩn trước khi giặt
Đầu tiên, trước khi tiến hành giặt khô, hay thậm chí là những phương pháp giặt khác, bạn đều cần phải phân loại quần áo của mình, đồng thời cũng nên tiến hành tẩy rửa các vết bẩn như vết bút, dầu mỡ bị bắn, vết cà phê dính,… Các vết bẩn dính lên quần áo này cần được làm sạch trước để việc giặt khô được hiệu quả hơn.
Bước 2: Tiến hành để giặt khô
Quần áo sau khi được đưa vào giặt khô sẽ được làm sạch bằng công nghệ sấy khô vô cùng tiện lợi. Tuy nhiên, tùy vào từng mỗi loại máy giặt khô khác nhau sẽ quá trình giặt cũng diễn ra những bước làm sạch khác nhau.
Bước 3: Ủ hương thơm cho quần áo
Hầu hết máy giặt hấp sấy đều có khả năng tạo nên mùi hương thêm dành cho quần áo nhờ vậy mà bạn chỉ cần cho giấy thơm vào trong ô tạo mùi, máy giặt sẽ tự động xả hơi nước và phun lên quần áo của bạn cho bám đều được mùi hương.
Bước 4: Làm khô đồ hoàn toàn
Đối với các máy giặt sấy khô có chức năng giúp làm khô quần áo bằng cách giảm thấp nhiệt độ trong máy để hơi nước đông lại, rồi sau đó sẽ xả gió, như vậy, điều này sẽ khiến cho quần áo của bạn vừa được khô một cách nhanh chóng, vừa không gây tổn hại về quần áo và vẫn giữ được mùi thơm của nước xả vải.
(Những quy trình giặt khô vô cùng đơn giản mà bạn có thể giặt tại nhà, tuy nhiên, với những chất liệu như áo lông động vật, bạn cần thêm các lưu ý và chọn một chế độ riêng)
Bài viết trên được Miti tổng hợp đã giúp bạn hiểu thêm giặt khô là gì và quy trình của giặt khô cũng như loại vải cần giặt khô mà bạn cần biết để có thể lựa chọn phương pháp giặt phù hợp với quần áo, điều này giúp quần áo của bạn được bền màu và giữ đúng dáng áo trong suốt quá trình sử dụng.