2 nguyên nhân chính làm bạn ngủ không sâu giấc? Biện pháp khắc phục
Nội dung bài viết
Bạn nằm trên giường rất lâu nhưng chưa chìm vào giấc ngủ hoặc đang ngủ thì bị giật mình thức dậy làm cho giấc ngủ bị chập chờn, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống? Vậy nguyên nhân do đâu và cách khắc phục như thế nào, hãy cùng MiTi tìm hiểu qua bài viết sau nhé!
Ngủ không sâu giấc là như thế nào?
Ngủ không sâu giấc hay ngủ chập chờn là tình trạng mà bạn gặp khó khăn trong việc đi vào giấc ngủ, thức dậy nhiều lần trong đêm. Thông thường tình trạng này có thể tự hết sau vài ngày nhưng cũng có nhiều trường hợp kéo dài khiến bạn lúc nào cũng cảm thấy uể oải, mệt mỏi. Dưới đây là tổng hợp những nguyên nhân cũng như bí quyết để bạn cải thiện giấc ngủ hiệu quả hơn.
Các nguyên nhân khiến bạn ngủ không sâu giấc
Yếu tố bên trong
Tuổi tác
Người lớn tuổi thì dễ mất ngủ. Khi tuổi tác cao dẫn đến thay đổi trong hormone, đặc biệt là hormone melatonin, có thể ảnh hưởng đến chu kỳ giấc ngủ của người lớn tuổi.
Rối loạn giấc ngủ
Một số triệu chứng phổ biến của rối loạn giấc ngủ như giảm giấc ngủ, dù cho người đó ngủ đủ giấc vẫn cảm thấy mệt mỏi, uể oải hay chứng ngưng thở khi ngủ (Sleep Apnea) là hiện tượng một người ngừng thở trong giấc ngủ, thường là do phế quản bị tắc nghẽn tạm thời.
Trầm cảm
Trầm cảm dẫn đến việc bạn có những suy nghĩ tiêu cực, lo âu. Đồng thời khi trầm cảm sẽ dẫn đến có những thay đổi hóa học và cấu trúc trong não, đặc biệt là ở vùng thalamus và prefrontal cortex, có thể gây ra rối loạn giấc ngủ.
Thay đổi nội tiết tố
Trong giai đoạn kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh của phụ nữ, sự sụt giảm của hai hormon estrogen và progesterone có thể gây ra các triệu chứng về xương khớp, bốc hỏa dẫn đến rối loạn giấc ngủ, thậm chí làm tăng nguy cơ mất ngủ .
Thói quen sinh hoạt không lành mạnh
Thức khuya, thói quen ăn đêm bằng thực phẩm có nhiều dầu mỡ hay dùng các thiết bị điện tử như điện thoại di động,máy tính trước khi đi ngủ cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình giấc ngủ.
Yếu tố bên ngoài
Các loại thuốc kê đơn
Sử dụng thuốc, đặc biệt là các loại thuốc kích thích hoặc thuốc làm giảm đau, cũng có thể làm giảm chất lượng giấc ngủ.
Các chất kích thích
Việc sử dụng các chất kích thích như trà, cà phê quá muộn hoặc lúc gần đi ngủ làm cho lượng caffein vẫn còn tồn đọng trong cơ thể cũng là nguyên nhân khiến giấc ngủ bạn bị chập chờn.
Điều kiện phòng ngủ
Một số yếu tố khác như phòng ngủ nóng nực, nhiều sáng, tiếng ồn hay các loại gối ngủ không phù hợp cũng đều có thể làm giảm chất lượng giấc ngủ.
Gia đình, con cái
Bạn phải thức dậy để chăm con hay dỗ con khóc vào ban đêm, dậy sớm để chuẩn bị, đồ đạc nấu nướng cho gia đình…Những yếu tố đó cũng làm thay đổi đồng hồ sinh học của bạn, khiến cho bạn ngủ không sâu giấc.
Khắc phục như thế nào ?
Sau khi hiểu được nguyên nhân khiến giấc ngủ của mình bị chập chờn bạn có thể tham khảo một số biện pháp sau đây:
Duy trì thói quen lành mạnh : Không thức khuya, hạn chế sử dụng điện thoại trước khi ngủ, hạn chế sử dụng coffee sau 3 giờ chiều…
Thực hiện các hoạt động thư giãn trước khi đi ngủ: Các hoạt động như đọc sách, nghe nhạc nhẹ, tắm nước nóng hoặc thiền định có thể giúp bạn thư giãn và chuẩn bị tâm trạng cho giấc ngủ.
Thiết lập một lịch ngủ đều đặn: Cố gắng đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày, kể cả vào cuối tuần. Điều này giúp cải thiện chu kỳ giấc ngủ của bạn.
Tập thể dục đều đặn: Tập thể dục hàng ngày như chạy bộ hoặc chơi một môn thể thao nào đó cũng giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ, nhưng hãy tránh tập thể dục vào buổi tối, vì nó có thể làm tăng sự kích thích và làm khó khăn trong việc ngủ.
Sử dụng một số thực phẩm hỗ trợ giấc ngủ trà tim sen, trà atiso, quả óc chó, chuối, các loại cá béo….
Tạo môi trường ngủ thoải mái: Đảm bảo phòng ngủ của bạn yên tĩnh, mát mẻ hay đơn giản là sử dụng chăn, gối phù hợp tạo sự thoải mái để dễ đi vào giấc ngủ.
Nếu bạn đang tìm kiếm một chiếc gối giúp ngủ ngon hơn thì có thể tham khảo sản phẩm gối ngủ nhà MiTi nhé.