Cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn thu hút, ấn tượng nhất
Nội dung bài viết
Là một ứng cử viên, bạn đã biết cách tạo được ấn tượng sâu sắc và “ăn điểm” trong mắt nhà tuyển dụng sau màn giới thiệu bản thân khi phỏng vấn hay chưa? Hãy cùng tìm hiểu sau đây nhé!
Giới thiệu bản thân khi phỏng vấn có tác dụng gì?
Nhiều bạn vẫn thắc mắc rằng tại sao cứ phải giới thiệu bản thân khi đi phỏng vấn, trong khi trong CV xin việc đã có thông tin rất đầy đủ. Có thể bạn chưa biết giới thiệu về bản thân khi phỏng vấn không phải là mục bắt buộc, nhưng nó lại cực ăn điểm trong mắt nhà tuyển dụng tại sao?
Liệu bạn giới thiệu bản thân khi phỏng vấn thu hút hay chưa?
Tạo ấn tượng riêng giới thiệu bản thân khi phỏng vấn
Việc bạn tự mình nói ra lời giới thiệu bản thân trong lần gặp gỡ đầu tiên thể hiện sự tôn trọng đối phương và trân trọng công việc ứng tuyển, từ đó tạo ra ấn tượng tốt.
Thông qua những thông tin chia sẻ tổng quát về bản thân, bạn sẽ giúp cho nhà tuyển dụng có thể hiểu sơ qua về mình. Nếu lời trình bày của bạn vừa rõ ràng, mạch lạc, chỉ ra các thông tin cụ thể thì chắc chắn bạn sẽ tạo ra thiện cảm tốt đẹp với người tuyển dụng.
Tạo ra sự tự tin, lôi cuốn
Tâm lý của đa số các ứng viên khi tham gia vào cuộc phỏng vấn là sự hồi hộp, mất bình tĩnh. Do đó nếu bạn giới thiệu bản thân khi phỏng vấn một cách lưu loát thì chắc chắn rằng bạn sẽ cảm thấy tự tin, tâm lý vững vàng và thoải mái để trình bày những phần ứng xử kế tiếp.
Tạo ra sự khác biệt giữa các ứng viên
Trong phần giới thiệu bản thân trong quá trình phỏng vấn của mình thì bạn nên nhấn mạnh các thông tin nếu lên điểm mạnh, sở trường của mình. Từ đây nhà tuyển dụng sẽ có cái nhìn khác biệt giữa bạn và các ứng viên còn lại. Họ sẽ bắt đầu cảm thấy hứng thú và tập trung vào bài giới thiệu thu hút của bạn.
Cách giới thiệu bản thân khi đi phỏng vấn tạo ấn tượng
Dù là một người đã đi ứng tuyển ở nhiều công ty, trải qua rất nhiều những cuộc phỏng vấn khác nhau hay một người vừa mới ra trường còn chưa có nhiều kinh nghiệm khi đi phỏng vấn thì bạn cũng cần nắm chắc những tips giới thiệu bản thân khi phỏng vấn sau đây:
Tự giới thiệu bản thân khi phỏng vấn tạo ra sự khác biệt
Bài mẫu giới thiệu bản thân khi phỏng vấn cho người chưa có kinh nghiệm
Với những ứng viên mới ra trường còn chưa có hoặc ít kinh nghiệm đi phỏng vấn sẽ thường dễ mắc phải sai lầm trong quá trình giới thiệu bản thân mình.
Khi biết bản thân còn non kém trong việc đi phỏng vấn thì bạn cần phải điều chỉnh bài giới thiệu sao cho thật khéo léo và thông minh nhất. Một số ví dụ về giới thiệu bản thân khi phỏng vấn mà bạn nên học hỏi.
Trong phần mở đầu của lời giới thiệu bản thân
Chắc hẳn những thông tin cơ bản như: tên tuổi, nền tảng học vấn, kỹ năng, sở trường, ưu điểm,... là không thể bỏ qua trong lời giới thiệu. Những điều đó giúp cho bạn có thể gây ấn tượng bước đầu tiên đối với nhà tuyển dụng.
Thí dụ:
"Em là Vũ Thị B, 22 tuổi. Em vừa mới tốt nghiệp khoa Marketing của trường Đại học Thương Mại trong tháng 6 vừa qua. Em rất yêu thích công việc liên quan đến Marketing vì ở đó bản thân em được thỏa sức đam mê sáng tạo, đổi mới, linh hoạt không ngừng. Bản thân em cũng là người có lối tư duy năng động, ham học hỏi, và tìm tòi”
Nói chi tiết về khả năng của bản thân
Vì bản thân vừa mới ra trường nên chưa có kinh nghiệm nhiều về chuyên ngành, thì bạn cần nói sâu về thành tích học tập và các công việc làm thêm partime trước đấy, để nhà tuyển dụng thấy được khả năng tiềm ẩn của bạn.
Thí dụ:
"Trong thời gian còn đang đi học, em đã từng ứng tuyển vị trí cộng tác viên viết bài cho những bên agency. Đồng thời, em cũng tìm hiểu và đăng ký tham gia những khóa học về marketing với mong muốn trau dồi thêm kỹ năng về ngành nghề cho bản thân.”
Kết thúc bằng mong muốn ứng tuyển
Cuối cùng ứng viên cần cho nhà tuyển dụng thấy được bạn là người có định hướng, mục tiêu rõ ràng. Hãy nhấn mạnh rằng bản thân luôn cố gắng học hỏi và tích lũy kiến thức, nỗ lực phát triển công ty ngày càng lớn mạnh hơn.
Thí dụ:
"Sau khi đã tìm hiểu kỹ về các thông tin liên quan đến vị trí công việc mà quý công ty đang ứng tuyển, em nhận thấy rằng nơi này rất phù hợp với định hướng của mình. Em mong muốn được học hỏi và tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm để góp phần tạo ra thành công cho công ty trong những năm gắn bó sau này.
Bài mẫu giới thiệu bản thân khi phỏng vấn cho người có kinh nghiệm
Mở đầu của lời giới thiệu bản thân
Bạn đã là người từng đi làm với kinh nghiệm ứng tuyển tương đối nhiều, thì sẽ cần trau chuốt hơn trong vấn đề giao tiếp, câu văn dẫn dắt và đặc biệt hãy chủ động tạo ra điểm cộng trong việc giới thiệu bản thân khi phỏng vấn. Cụ thể, trong phần mở đầu thì bạn hãy nói về kinh nghiệm trước đấy của mình, rồi sau đó mới chia sẻ những thông tin cơ bản về học tên.
Giới thiệu bản thân khi phỏng vấn đầy tự tin, lôi cuốn
Thí dụ:
"Tôi đã tốt nghiệp Cử nhân của chuyên ngành Marketing 3 năm trước tại trường Đại học Thương Mại và trải qua rất nhiều những vị trí về content Marketing cho các doanh nghiệp. Tôi nắm bắt chi tiết về quy trình viết một bài content chuẩn SEO và đã làm công việc này trong hơn 2 năm qua.”
Chia sẻ chi tiết hơn về kinh nghiệm làm việc
Tính tin cậy và thuyết phục trong lời nói của bạn giới thiệu bản thân khi phỏng vấn đối với nhà tuyển dụng sẽ chắc phần thắng hơn khi bạn chia sẻ cụ thể về những thành tích mà bản thân đã từng đạt được. Đó là những vị trí công việc từng đảm nhiệm, kỹ năng nắm bắt được và quá trình thăng tiến của bản thân.
Có thể đó là những dự án từng đảm nhiệm, những thành tích bằng số liệu thống kê, hoặc lời dẫn về những giải thưởng, thành tích đạt được khi bạn làm công việc đó. Bạn có thể chỉ ra những ưu điểm về ngoại ngữ như là biết các thứ tiếng anh, tiếng hàn, tiếng trung,... Đây cũng là một điểm cộng lớn trong bối cảnh các công ty nước ngoài phát triển vào thị trường Việt Nam.
Thể hiện giá trị lợi ích mang lại cho công ty là gì?
Bạn hãy đảm bảo rằng những kinh nghiệm và thành tích trong quá trình làm việc trước đó của mình, có thể liên kết với vai trò của công việc mà công ty ứng tuyển. Có như vậy thì phần trăm dành chiến thắng của bạn cũng sẽ cao hơn gấp bội.
Nếu định hướng và mục tiêu trong công việc của bản thân
Bạn nên thể hiện định hướng, cũng như tầm nhìn trong vị trí ứng tuyển hiện tại của mình. Nhấn mạnh những giá trị thực tiễn mà bạn có thể mang lại cho doanh nghiệp khi trúng tuyển sẽ là gì.
"Bản thân tôi nhận thấy rằng công ty là môi trường làm việc năng động, với những cơ hội phát triển tốt cho nhân viên. Với kinh nghiệm vốn có tôi sẽ tiếp tục nỗ lực và cố gắng hơn nữa để đẩy mạnh giá trị thương hiệu công ty mình ngày càng phát triển hơn”
Những lưu ý quan trọng giới thiệu bản thân khi phỏng vấn
Giới thiệu bản thân khi phỏng vấn là một điều không hề khó khăn chút nào, tuy nhiên nếu bạn mong muốn phần giới thiệu của mình được hoàn hảo, mạch lạc và tạo ấn tượng sâu sắc hơn thì cần chú ý đến những yếu tố khác như sau:
Cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn chắc chắn trúng tuyển
Nói mạch lạc, ngắn gọn và rõ ràng
Trong bài giới thiệu bản thân đi khi phỏng vấn, bạn cần nói thật ngắn gọn và nói đúng vào trọng tâm vấn đề. Việc bạn đang chia sẻ quá nhiều những thông tin không thật sự cần thiết sẽ chỉ làm cho nhà tuyển dụng mệt mỏi, chán ngắn khi phải nghe bạn nói.
Hơn nữa, họ sẽ khó có thể xác định được đâu là những thông tin quan trọng mà bạn mong muốn truyền tải. Từ đó, bài phỏng vấn của bạn sẽ đều đều, dàn trải, không hấp dẫn chút nào.
Từ ngữ lịch sự và tôn trọng nhà tuyển dụng
Có thể thấy những nhà tuyển dụng đều là những người có kinh nghiệm trong việc quan sát ứng viên, và đưa ra đánh giá chính xác về bạn, thông qua những từ ngữ, lời nói mà bạn sử dụng khi giao tiếp.
Do đó, trong suốt quá trình phỏng vấn, bạn cần chú ý hơn trong việc sử dụng ngôn ngữ sao cho hết sức lịch sự, thể hiện được thái độ chân thành và tôn trọng đối phương. Tránh những lời nói có phần phô trương, nói quá lên về bản thân, thiếu tinh tế và sự quan sát người tuyển dụng.
Lồng ghép điểm mạnh giới thiệu bản thân khi phỏng vấn
Việc bạn nêu ra những sở trường của mình vào trong phần giới thiệu bản thân sẽ giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Nhưng bạn phải thật sự khéo léo khi lồng ghép, không thì sẽ thành “tự luyến” về bản thân. Và vô tình khiến cho nhà tuyển dụng đánh giá bạn kiêu ngạo, tự tin một cách thái quá về mình.
Đưa ra thông tin phù hợp với vị trí ứng tuyển
Trước khi đi phỏng vấn lời khuyên dành cho bạn là hãy nghiên cứu thật kỹ lưỡng về vị trí ứng tuyển mà mình sẽ đi. Từ đó, bạn có thể nắm bắt được những yêu cầu mà nhà tuyển dụng cần là gì, sau đó khéo léo đưa các thông tin mà bản thân phù hợp với vị trí đó.
Trên đây là tổng hợp những mẹo giới thiệu bản thân khi phỏng vấn và tips giao tiếp “ăn điểm” với nhà tuyển dụng. Hy vọng rằng với những chia sẻ này, bạn có thể rút ra bài học để giới thiệu về bản thân khi phỏng vấn phù hợp, khéo léo và dễ dàng vượt qua được vòng phỏng vấn.