Bí quyết tự tin, trả lời phỏng vấn xin việc thành công
Nội dung bài viết
Nếu bạn là sinh viên mới ra trường nhưng chưa hề có nhiều kinh nghiệm phỏng vấn. Điều này cũng không hề khó để hội gây ấn tượng với nhà tuyển dụng và nhận được job offer nếu như biết cách trả lời khéo léo. Vậy bạn đã biết những gì về phỏng vấn và trả lời phỏng vấn xin việc? Hãy để Miti giải đáp thắc mắc cho bạn và cho bạn một số kinh nghiệm để bạn có được buổi phỏng vấn tốt nhất nhé.
1. Khái niệm phỏng vấn và trả lời phỏng vấn
Trước tiên bạn cần phải biết được khái niệm về phỏng vấn và trả lời phỏng vấn. Dưới đây là định nghĩa rõ nét nhất về phỏng vấn và trả lời phỏng vấn.
1.1 Hoạt động phỏng vấn
Phỏng vấn là hoạt động nhằm mục đích trò chuyện, hiểu hơn về một người. Thu thập các thông tin về đối tượng phỏng vấn để nằm được những thông tin chính của đối tượng. Nhằm tìm ra những tiêu chí có thể phù hợp với nhà tuyển dụng đề ra hay không.
Phỏng vấn là gì?
1.2 Hoạt động trả lời phỏng vấn
Giải đáp các thắc mắc đến từ người phỏng vấn. Trao đổi thông tin, nêu quan điểm, ý kiến cá nhân dựa trên sự tôn trọng với người phỏng vấn. Bạn chỉ cần lưu ý rằng, khi trả lời phỏng vấn thì hãy ưu tiên trả lời vào câu hỏi đảm bảo các yếu tố như ngắn gọn, rõ ràng. Kéo theo đó, câu trả lời cũng cần phải thể hiện được mục đích cũng như đối tượng phỏng vấn làm sao làm rõ được chủ đề nhưng vẫn phải có sự liên kết với nhau và có cách sắp xếp làm sao cho hợp lý.
1.3 Tâm thế của người phỏng vấn
Khi phỏng vấn, người phỏng vấn không chỉ nêu ra những câu hỏi đã chuẩn bị sẵn. Hơn nữa, trong quá trình lắng nghe lời đáp, để đưa ra câu hỏi có tính chất “ngẫu hứng”, “ ứng đối”. Bạn cần phải làm cho câu chuyện liên tục, không rời rạc và luôn khéo léo lái được người trả lời vào chủ đề phỏng vấn khi họ lạc đề, né tránh vấn đề. Tuy nhiên bạn cũng cần phải gợi mở để người trả lời có câu trả lời rõ ràng hơn.
Tâm thế của người phỏng vấn phải thế nào?
2. Một vài lưu ý khi phỏng vấn và trả lời phỏng vấn
2.1 Chuẩn bị phỏng vấn
- Để bước vào buổi phỏng vấn bần nắm rõ: mục đích, đối tượng, nội dung phỏng vấn
- Lên kế hoạch rõ ràng cho các tiêu chí lựa chọn công việc của mình. Có thể lên kế hoạch theo địa điểm, thời gian, mức lương,...
2.2 Xác định mục đích và chủ đề
- Mục đích phỏng vấn: có các đánh giá về kĩ năng, văn hóa, thái độ, kiến thức của người được phỏng vấn
- Chủ đề phỏng vấn: Các câu hỏi liên quan (kinh nghiệm làm việc, thành quả đạt được, tính cách), những hiểu biết về công ty và vị trí ứng tuyển, khả năng của bản thân,...
Xác định được rõ mục tiêu và chủ đề để đánh vào trọng tâm
2.3 Thu thập thông tin đầy đủ
Để đưa ra kết quả phỏng vấn một cách chính xác và đạt được mong muốn. Không chỉ người phỏng vấn mà người ứng tuyển cũng cần hỏi và trả lời một cách đầy đủ chi tiết. Hai bên nên cùng đưa ra các câu hỏi có thể khai thác được nhiều thông tin.
2.4 Thái độ phỏng vấn
Để có được một buổi phỏng vấn tốt đẹp, không khí của buổi phỏng vấn cũng vô quan trọng. Người phỏng vấn cần nhã nhặn, biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người phỏng vấn. Trái lại người ứng tuyển cũng cần có thái độ chuyên nghiệp, tôn trọng và trả lời đúng trọng tâm câu hỏi, tránh lan man.
Thái độ phỏng vấn cũng là yếu tố vô cùng quan trọng
3. Ngoại hình và tác phong chính là điều vô cùng cần thiết
Khi đi phỏng vấn người phỏng vấn và người ứng tuyển cần có tác phong chỉn chu, mang đến một vẻ ngoài phù hợp và lịch sự. Vậy phỏng vấn và trả lời phỏng vấn cần ăn mặc như thế nào cho phù hợp với hoàn cảnh. Hãy để YODY gợi ý một số món đồ phù hợp cho bạn nhé!
3.1 Những điều phù hợp
Quần áo phải đảm bảo yếu tố lịch sự và vẫn không làm mất đi phong cách năng động của bản thân. Đối với nữ thì hãy mặc chiếc áo thể hiện được văn hóa công sở, thể hiện sự nhã nhặn, thanh tao gây thiện cảm với người đối diện. Đây cũng được coi là một điểm cộng khi bạn tham gia. Nam giới thì hãy ưu tiên những chiếc áo có cổ để tạo được thiện cảm với người phỏng vấn bằng sự chỉn chu, trưởng thành.
Quần áo phải ăn mặc chỉn chu
3.2 Điều không phù hợp
Không nên sử dụng áo phông không cổ hoặc những loại áo phông mang màu sắc sặc sỡ. Như vậy tạo ra sự thiếu tôn trong với nhà tuyển dụng. Vì áo phông thường là những loại áo mang tính thoảng mái, phóng khoáng không phù hợp cho không khí của buổi phỏng vấn. Và tùy theo môi trường, văn hóa nơi phỏng vấn mà bạn có thể mặc hay không.
Tương tự như áo phông, quần đùi/ váy ngắn cũng là một trong những item không nên mặc khi đi phỏng vấn. Những item này chỉ phù hợp khi bạn đi chơi với người thân, bạn bè.
4. Chuẩn bị tài liệu yêu cầu
Khi đi phỏng vấn bạn cần mang theo những giấy tờ cần thiết như CV, Portfolio, bằng cấp, chứng chỉ có liên quan theo yêu cầu của nhà tuyển dụng. Thông thường CV sẽ được gửi qua mail của nhà tuyển dụng trương nhưng khi đi phỏng vấn bạn vẫn nên đem theo bản sao.
Chuẩn bị trước tài liệu để mình thêm phần tự tin
5. Tập thực hành trước
Trước khi đi phỏng vấn thật bạn có thể tập luyện trước để có thêm tự tin và mạnh dạn. Bạn có thể thực hành với người thân hoặc tập nói trước gương. Điều này sẽ giúp bạn sửa chữa hành động, lời nói chưa chuẩn.
6. Thái độ của người phỏng vấn và trả lời phỏng vấn
Trong quá trình phỏng vấn, người phỏng vấn cần lịch thiệp, biết lắng nghe, đồng cảm và hợp tác, cần tỏ thái độ tôn trọng ý kiến, lắng nghe và ghi chép.
Người trả lời phỏng vấn phải trung thực, rõ ràng ý kiến của mình về thứ được hỏi, với thái độ chân thành, thẳng thắn, cần trình bày cho hấp dẫn. Cách hay nhất để trả lời câu hỏi là thành thật chỉ ra điểm yếu của bạn và đồng thời chỉ cách thức bạn biến điểm yếu thành điểm mạnh của mình
Thái độ của người phỏng vấn và người được phỏng vấn
Kết thúc phỏng vấn người phỏng vấn không nên quên việc cảm ơn người trả lời phỏng vấn đã dành thời gian và công sức cho buổi nói chuyện.
Hy vọng với bài viết Bí quyết tự tin, trả lời phỏng vấn xin việc thành công mà Miti vừa gửi đến, các bạn cũng đã có thêm nhiều thông tin hữu ích dành cho mình. Chúc buổi phỏng vấn của bạn thành công và sớm có công việc như mong đợi.